Thủy Đạo Dưỡng Quốc, Khí Vận Định Thiên của Việt Nam
1- LÝ KHÍ VIỆT NAM
KHÍ HẬU, MẠCH TRỜI, MẠCH ĐẤT
Theo cổ học Đông phương, “Khí” là yếu tố sống còn, quyết định sự vận hành phát triển và suy bại của một vùng đất. Lý Khí Việt Nam được hình thành từ:
1.1) Vĩ độ, Khí hậu Giao hòa âm dương
Việt Nam nằm giữa vĩ tuyến 8° đến 23° Bắc: Phía Bắc thuộc khí hậu cận nhiệt đới, có 4 mùa rõ rệt đây là biểu tượng cho sự vận chuyển Tứ Tượng (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Phía Nam gần xích đạo, mang khí hậu nhiệt đới ẩm, nhưng lại sinh dương khí dồi dào, vượng mộc, vượng thuỷ giúp phát triển đa dạng về thảm thực vật cây trồng, vật nuôi, là lợi thế thiên tạo để giúp một dân tộc phát triển trường tồn.
Nhờ thế, đất nước ta được hưởng “khí hòa lưỡng cực” không quá lạnh, không quá nóng, vừa thích hợp nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi, vừa thuận phát văn hóa và đạo pháp phong phú.
1.2) Giao hội khí tầng, Gió mùa Khí Thiên
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á gồm:
Gió nồm Đông Nam từ biển đông thổi vào mang sinh khí mạnh mẽ, tạo cảm khí tự phát vươn lên bất chấp mọi điều kiện khắc nghiệt của biến động địa chính trị toàn cầu. Gió mùa Đông Bắc từ Biển Hoa Đông xuyên qua đại lục Trung Quốc thổi xuống mang khí lạnh, khô, nhưng lại tạo nên tính kỷ luật, hướng nội cho dân tộc Việt. Gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengal và Ấn Độ Dương đi qua vịnh Thái Lan vượt qua Campuchia và Lào mang theo hơi ẩm và nhiệt nhưng lại kích hoạt sinh khí, hướng ngoại cầu thị. Chính vì vậy mà tính cách dân tộc Việt vừa kiên cường vừa linh hoạt lại có thể thích nghi cao với mọi hoàn cảnh, “ cả thuận cảnh và nghịch cảnh” điều này rất phù hợp với vai trò “trụ đạo giữa thế giới loạn thời”.
1.3) Địa khí dưới lòng đất
Các chuyên gia địa sinh học hiện đại ghi nhận rằng: Việt Nam nằm trên mạng lưới Hartmann và Curry tương đối ổn định. Đặc biệt tại vùng Nghĩa Lĩnh Phú Thọ, Thăng Long- Hà Nội, và Trường Sa có điểm giao thoa từ trường địa khí được gọi là “điểm tụ lực địa từ”, đây là điều rất thuận để sinh ra nhân kiệt, thánh hiền.
Trong Thần Đạo, thì nơi đây là nơi được các cõi trên dẫn khí xuống tạo ra “Thiên Khí Huyền Lộ” là nơi đạo Trời dễ hội nhập với nhân gian.
2- THỦY VẬN VIỆT NAM
SÔNG LÀ HUYẾT MẠCH, BIỂN LÀ HỒN KHÍ
2.1) Hệ thống sông lớn, nguồn thủy đạo dưỡng linh
Việt Nam có hàng ngàn con sông, trong đó có những hệ thống sông lớn chảy theo trục Bắc Nam gồm:
- Sông Hồng: Long mạch phía Bắc, nước phù sa màu hồng tượng trưng cho huyết linh, nguồn lực mở quốc, văn hiến ngàn năm lại được tiếp sức bởi Sông Đà nguồn nước trong xanh tạo nên tài vận linh ứng. Chính là yếu tố quan trọng tạo nên nhiều danh nhân văn hoá.
- Sông Mã, Sông Lam: Đây là hai mạch dẫn khí khu vực Trung Bắc, tạo vùng “nhân khí tụ, địa khí sinh” lại có vị trí địa lợi Trời ban nhiều cung Quan Lộc từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cho nên ở đây cũng là vùng đất có nhiều Vua Chúa nhất Việt Nam.
- Sông Gianh, Sông Nhật Lệ, Sông Hương, Sông Thu Bồn: Trong đó Sông Hương là nơi tụ thủy linh khí, mang sắc nước mà sinh thi ca, học đạo. Bốn mạch này là phần eo thắt khu vực miền Trung, giống như “bó khí” Rồng vùng eo lưng, là nơi nguy, nhưng lại là nơi trấn và khởi phát nội lực. Đây là nơi con cháu muôn đời phải giữ khí, bảo địa để lưu thông quốc vận.
- Sông Đà Rằng, Sêrêpôk: Từ cao nguyên chảy xuống duyên hải, dẫn khí Dương Mộc, Thủy thịnh, là phúc địa của miền Trung Nam bộ.
- Sông Cửu Long, Sông Tiền, Sông Hậu Giang: Đây chính là vương mạch Thủy đạo của phương Nam Tổ Quốc, nơi có Rồng phun chín miệng (9 nhánh sông Cửu Long), phù sa tụ phúc. Các sông này chính là “huyết quản của linh thể quốc gia” nếu giữ gìn sạch sẽ, thông suốt, thì quốc vận hanh thông, còn nếu để bị bế nghẽn, nhiễm độc, thì nhân khí sẽ dần dần lụi tàn.
2.2- Thủy pháp tổng thể
Việt Nam có dòng nước chảy từ núi ra biển, đúng với thế “Sơn sinh thủy, Thủy dưỡng nhân”. Không có con sông nào chảy ngược từ biển vào đất liền, điều này nói rằng khí vận Việt Nam thuận chiều, sinh ra, hiến dâng, và đi về biển lớn hội nhập với Thế Giới.
Đây là điềm “Thủy đạo hành Thiên mệnh” mang thiên ý mở cửa ra ngoài, không khép kín, không cô độc.
2.3- Minh Đường đại hải
Biển Đông là linh hồn Thủy khí của Việt Nam, đây vừa là tài nguyên, vừa là nơi thông khí với thế giới. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là cánh tay mở, là không gian vươn mình của dân tộc, tạo thế Rồng vươn mình, Hổ dang tay, một thế vững mạnh nhất của uy quyền.
Nếu kiểm soát tốt không gian này, thì đất nước sẽ có Thủy vận vượng, Hải quyền mạnh, có thể lấy kinh tế biển làm chủ lực phát triển bền vững.
3- TỔNG LUẬN KHÍ ,THUỶ, NHÂN
Việt Nam có thế đất Long khúc linh sinh, khí hậu, âm dương giao hòa, các dòng sông nuôi quốc hồn, lại có núi và biển kết nối trời đất. Đây là thế “Tam Tài hội khí, Nhất Đạo sinh linh” rất thuận để mở ra quốc đạo, hành theo Thiên mệnh, không chỉ giữ đất thiêng mà còn dẫn dắt nhân loại về với Đạo Trời.
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến phong thủy Việt Nam và đây là phần thứ 2. Các bạn chia sẻ cho mọi người biết để giữ đất, giữ nước không cho ai làm hại đất nước mình.
Hà Nội 5/5/2025
Tác giả Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh