Mô hình giáo dục STEM ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2012, nhiều tổ chức giáo dục tư thục có các sáng kiến giáo dục STEM.
Năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Liên minh STEM tổ chức ngày hội STEM lần đầu tiên, tiếp theo đó là nhiều sự kiện tương tự trên toàn quốc.
Vào năm học 2015 - 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích nội dung STEM trong chương trình giáo dục đào tạo.
Tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16 nêu rõ: "Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông;" và yêu cầu "Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4."
Phương pháp giáo dục STEM xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2012, hướng đến thị trường là những thành phố lớn và chỉ tập trung vào 2 mảng chính là robot và lập trình. Trải qua 6 năm phát triển, STEM dần trở thành từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục, cùng thị trường cung cấp giải pháp rộng lớn. Tuy nhiên, trong các trường học, STEM vẫn chiếm vị trí quá khiêm tốn.
Mô hình giáo dục STEM ở Việt Nam
Giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh của giáo dục STEM?
3 thế mạnh của giáo dục STEM
Những kỹ năng không thể thiếu trong thế kỷ 21 đối với trẻ
Trang bị năng lực thế kỷ 21 cho học sinh
Học sinh - sinh viên cần kỹ năng gì thế kỷ 21?
Kỹ năng thiết yếu thế kỷ 21 là gì?
Lợi ích của mô hình giáo dục STEM
Học STEM là phương pháp cho phép học sinh tham gia giải quyết các vấn đề thực tế thông qua các kiến thức tổng hợp lồng ghép giữa 4 môn khoa học ứng dụng trên một cách tích hợp. Stem đề cao phong cách học hỏi sáng tạo – là yếu tố kích thích niềm đam mê học tập của trẻ.
"Quan trọng hơn việc dạy là cách dạy" - STEM dạy học sinh sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự tìm tòi, khám phá thế giới và tự khám phá chính bản thân mình.
Một trong những môn học giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo khoa học chính là việc thiết kế, lắp ráp, lập trình và điều khiển robot thông qua môn robotics STEM. Đây là môn học được xem là có yếu tố hội đủ nhất cho việc kết hợp cả 4 môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Cùng với sự phát triển của cách mạng 4.0 và chủ trương chú trọng giáo dục tích hợp, STEM…chương trình giáo dục lập trình robot đang thu hút được nhiều sự quan tâm của cả phụ huynh và học sinh.
Phương thức giáo dục STEM
Phương thức giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp thành một mô hình học tập gắn kết, dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
Với phương pháp học STEM, trẻ sẽ được tiếp cận bài học thông qua các phương tiện trực quan, hiện đại, được tham gia khám phá thực tế đa dạng để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Ngoài những kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thế kỷ 21 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…
Phương pháp học STEM trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến cả 4 môn khoa học trên bằng hình thức lồng ghép và bổ trợ cho nhau, đặc biệt, thông qua thực hành, để người học có thể áp dụng được chúng vào cuộc sống thường nhật.
Ngày nay, khi cách mạng 4.0 tác động rất lớn đến giáo dục. Việc kết hợp công nghệ và phương pháp giảng dạy STEM là hình thức hoàn hảo nhất giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khám phá bản thân, kích thích trí thông minh, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng ngay từ nhỏ.