Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông:
Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu cho các em học sinh bao gồm 5 phẩm chất như sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh bao gồm 10 năng lực cốt lõi trong đó có ba năng lực chung và bảy năng lực đặc thù.
+ Năng lực chung được hình thành thông hoạt động giáo dục và các môn học.
+ Năng lực đặc thù được hình thành thông qua hoạt động giáo dục và một số môn học nhất đinh.
Đánh giá về 5 phẩm chất của học sinh:
– Thông qua quá trình quan sát, theo dõi và trao đổi với các em học sinh hằng ngày, giáo viên sẽ tìm hiểu và thu thập thêm những thông tin cần thiết, để từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá phù hợp về phẩm chất của các em học sinh trong học bạ. Tuy nhiên, quá trình nhận xét, đánh giá phẩm chất của các em học sinh vẫn đang chủ yếu dựa trên các thành phần điểm số của một số môn học (trong đó chủ yếu là 2 môn Toán và môn tiếng Việt) và dựa vào lực học của các em học sinh đã đạt được.
– Chẳng hạn, nếu như một em học sinh có kết quả học lực là yếu kém, lúc này giáo viên không thể nào nhận xét, đánh giá phẩm chất về chăm chỉ của em học sinh đó là tốt được, cho dù có thể hàng ngày em học sinh đó rất chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập của em học sinh lại không đạt được số điểm cao. Do vậy, những em học sinh có kết quả học lực ở mức yếu kém thì sẽ nhận xét, đánh giá về phẩm chất của các em học sinh ấy chỉ có thể là ở mức đạt hoặc ở mức chưa đạt. Còn đối với những em học sinh đạt được kết quả học tập tốt thì đa số các em sẽ được nhận xét, đánh giá về phẩm chất là ở mức tốt.
– Có thể nói rằng, việc nhận xét, đánh giá về phẩm chất và năng lực của học sinh không thể nào mà luôn luôn đạt được tuyệt đối chính xác, đôi lúc cũng có những điều thiệt thòi cho các em học sinh dù học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả đạt được lại không hề tốt. Có thể thấy rằng, đây cũng chính là một trong những bất cập của ngành giáo dục, theo đó cần phải quan tâm giải quyết một cách triệt để, từ đó có những quy định nhận xét đánh giá về phẩm chất và năng lực của các em học sinh một cách khách quan hơn.
Vai trò của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh là gì?
Trong chương trình giáo dục phổ thông, phẩm chất và năng lực là hai yếu tố vô cùng quan trọng cần phải được đào tạo, đó chính là kết quả mà các em học sinh cần phải được rèn luyện tại môi trường và trong quá trình học tập. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc đào tạo phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh có vai trò ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tiếp cận những năng lực chủ trương, một mặt là giúp các em học sinh có thể học thuộc, ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng mặt khác thông qua những hoạt động cụ thể học sinh phải biết sử dụng những tri thức mà đã được học trong môi trường học tập để giải quyết những tình huống thực tiễn xảy ra trong cuộc sống xung quanh các em. Nói theo một cách khác là các em học sinh phải gắn biết với đời sống thực tiễn.
Năng lực chung là những năng lực thiết yếu, cơ bản để cho con người có thể được sống và hoạt động làm việc trong xã hội một cách bình thường. Năng lực chung được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều môn học và có liên quan đến nhiều môn học khác nhau. Loại năng lực chung này được hình thành xuyên suốt trong chương trình. Dạng năng lực này có nhiều tên gọi khác nhau của một số các nước khác trên thế giới, chẳng hạn như được gọi: năng lực nền tảng, chính, năng lực chủ yếu, năng lực chính, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, kĩ năng chuyển giao, năng lực cơ sở, khả năng và phẩm chất chính,… Mỗi năng lực chung theo quan điểm cần phải góp phần tạo ra cho xã hội và cộng đồng một kết quả có giá trị, giúp cho những cá nhân có thể đáp ứng được các yêu cầu trong bối cảnh xã hội phức tạp và có quy mô rộng lớn.
Còn những năng lực chuyên môn góp phần vào quá trình phát triển của năng lực một cách chuyên sâu hơn vào một lĩnh vực bất kỳ nào đó. Quá trình đào tạo những năng lực cơ bản phải được tiến hành song song cùng với phẩm chất. Khi kèm theo phẩm chất thì một học sinh mới có thể phát triển toàn diện bản thân được. Phẩm chất được đào tạo sẽ giúp cho các em học sinh có tinh thần giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết,…